Nếu bạn đang trong quá trình lên kế hoạch du học Mỹ, Aralia đã chia sẻ rất nhiều các thông tin hữu ích liên quan tới quá trình nộp hồ sơ du học Mỹ trong các bài viết trước. Bạn có thể đọc hướng dẫn của Aralia về cách lập danh sách đại học nếu vẫn đang chưa biết bắt đầu chọn trường từ đâu hoặc tham khảo bài viết về các tài liệu cần thiết cho hồ sơ du học Mỹ để có sự chuẩn bị đầy đủ nhất.
Aralia Kết Nối Các Giáo Viên Hàng Đầu Tại Mỹ Đến Với Học Sinh Việt Nam
Ngành học là gì? Tại sao cần lựa chọn ngành học phù hợp?
Ngành học là để chỉ tổng hợp những kiến thức và kỹ năng liên quan tới một ngành nghề nhất định mà bạn sẽ được học trong suốt quãng thời gian đại học. Những kiến thức và kỹ năng này sẽ giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho công việc tương lai bạn sẽ làm sau khi tốt nghiệp.
Khác với khi học phổ thông, bạn được học kiến thức cơ bản từ nhiều ngành học, môn học khác nhau thì tại đại học, kiến thức sẽ chuyên sâu và nâng cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy bạn chỉ có thể lựa chọn một hoặc một vài ngành học để có thể đảm bảo quá trình tiếp nhận kiến thức hiệu quả nhất. Sở dĩ lựa chọn một ngành học phù hợp là vô cùng quan trọng vì đó sẽ là chủ đề kiến thức bạn sẽ học và tiếp thu trong suốt 4 năm học đại học. Nếu bạn không học ngành mình thích, hoặc ngành được bạn lựa chọn kỹ càng qua quá trình phân tích và cân nhắc thì việc học chuyên sâu về một chủ đề trong suốt nhiều năm có thể trở nên khó khăn và nhàm chán. Không chỉ vậy, những kiến thức tại đại học còn được áp dụng trong nghề nghiệp và công việc tương lai nên dành thời gian để suy nghĩ và lựa chọn ngành học phù hợp sẽ còn là bước nền tảng cho định hướng nghề nghiệp tương lai của bạn.
Sự linh hoạt trong chính sách chọn ngành ở đại học Mỹ
Một trong những điểm đặc biệt trong hệ thống giáo dục Mỹ đó là mặc dù các bạn học sinh vẫn được khuyến khích chọn ngành trước khi ứng tuyển đại học, việc thay đổi quyết định sau khi đã nhập học (chuyển ngành) có rất nhiều sự linh hoạt. Điều này cũng góp phần giảm bớt các áp lực cho học sinh trong quá trình đưa ra một quyết định lớn có thể ảnh hưởng tới sự nghiệp tương lai. Cùng tìm hiểu các chính sách chọn ngành và các thuật ngữ liên quan đến ngành học tại đại học Mỹ nhé:
- Chuyển ngành: Đa số các trường đại học chấp nhận cho sinh viên chuyển ngành sau khi nhập học. Bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển các ngành kinh tế nhưng sau đó đổi qua học ngành toán hoặc ngành khoa học máy tính. Tuy nhiên để yêu cầu chuyển ngành của bạn được xét duyệt, bạn cần phải trao đổi với cố vấn học thuật của mình và đưa ra các lý do phù hợp cho sự thay đổi này. Tùy theo quy định của một số trường mà các yêu cầu dành cho quy trình chuyển ngành sẽ khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thông tin kỹ hơn tại trang web chính thức của các trường đại học.
- Chọn ngành sau khi nhập học: Nhiều trường đại học tại Mỹ cho phép các bạn sinh viên đưa ra lựa chọn ngành học vào năm 2 đại học hoặc sau khi đã hoàn thành một số các khóa học đại cương. Chính sách này cho các bạn học sinh thêm cơ hội để trải nghiệm các môn học từ các ngành khác nhau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
- Học song ngành (Double Major): Hầu hết các trường đại học tại Mỹ cho phép học sinh được lựa chọn học hai ngành học cùng một lúc nên nếu bạn không đưa ra được một lựa chọn duy nhất hoặc yêu thích nhiều hơn một ngành học bạn có thể học song ngành. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc khối lượng kiến thức và bài tập cũng như chi phí học tập sẽ tăng lên so với việc học một ngành duy nhất.
- Học chuyên ngành phụ (Minor): Bên cạnh ngành học chính (major), đại học Mỹ còn cho bạn lựa chọn thêm các chuyên ngành phụ, một ngành học thứ hai mà bạn muốn theo đuổi bên cạnh chuyên ngành chính. Ngành học này có thể liên quan hoặc không liên quan tới chuyên ngành chính bạn lựa chọn. Ví dụ, bạn có thể lựa chọn ngành học là Quản trị Kinh doanh (Business Administration) và chọn thêm chuyên ngành phụ là Tâm lý học (Psychology) nếu bạn muốn học các kiến thức về tâm lý.
- Học các lĩnh vực chuyên sâu (Concentration): Bên cạnh chuyên ngành chính và phụ, nhiều trường đại học còn cho bạn lựa chọn về các lĩnh vực chuyên sâu mà bạn muốn tập trung học trong ngành học mình lựa chọn. Ví dụ, nếu bạn học ngành Marketing, bạn có thể lựa chọn lĩnh vực chuyên sâu là Marketing số (Digital Marketing) nếu bạn có đam mê phát triển ở lĩnh vực này.
Gợi ý cách chọn ngành học
Theo hướng dẫn từ US News, có một số gợi ý có thể giúp bạn lựa chọn ngành học dễ dàng hơn:
Dựa trên sở thích và đam mê
Bạn có thể phân tích sở thích và đam mê của mình để lựa chọn ngành học phù hợp. Ví dụ, nếu bạn từng được tiếp xúc với kinh doanh và có hứng thú với công việc kinh doanh, bạn có thể tham khảo các ngành học liên quan đến kinh doanh như Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Marketing, hay Phân tích Kinh doanh.
Dựa trên khả năng
Ngoài sở thích thì khả năng của bản thân cũng là một điều bạn cần cân nhắc. Ví dụ, cùng là sở thích đối với kinh doanh nhưng nếu bạn có khả năng toán học và phân tích tốt thì ngành Phân tích Kinh doanh sẽ là một trong những lựa chọn phù hợp với bạn.
Dựa trên cơ hội việc làm
Nếu bạn không biết rõ mình thích ngành nghề nào hay không chắc chắn về khả năng và sự phù hợp của mình với ngành học thì bạn có thể lựa chọn dựa trên cơ hội việc làm trong tương lai. Các ngành nghề xu hướng đang cần nhiều nhân lực như Khoa học Máy tính hay Phân tích Dữ liệu có thể sẽ đem đến nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Tại mỗi nước sẽ có sự khác biệt nhất định về các ngành đang là xu hướng hay các ngành đang thiếu nhân lực nên bạn cũng nên cân nhắc xem mục tiêu của mình là muốn làm việc tại Mỹ hay Việt Nam để đưa ra lựa chọn phù hợp nhé.
Dựa trên mức lương
Những ngành nghề với các mức lương khởi điểm hấp dẫn cũng là một yếu tố để bạn cân nhắc lựa chọn ngành học. Có những nghề sẽ có mức lương khởi điểm rất cao dù chỉ yêu cầu bằng cử nhân như kỹ sư phần mềm. Nhưng cũng có những nghề có mức lương khởi điểm hấp dẫn nhưng lại yêu cầu bạn phải có bằng cao học như bác sĩ hay luật sư. Bạn nên tìm hiểu kỹ về những nghề nghiệp và ngành học này cũng như cân nhắc mục tiêu của bản thân để tìm được lựa chọn phù hợp nhất.
Dựa trên cơ hội phát triển trong tương lai
Dự định trong tương lai sau khi tốt nghiệp đại học bậc cử nhân là gì? Bạn muốn đi làm luôn hay muốn học lên cao học? Bạn muốn làm việc tại Mỹ hay tại nước nào khác. Tùy thuộc vào định hướng phát triển mà bạn có thể lựa chọn các ngành học phù hợp. Nếu bạn muốn làm việc tại Mỹ thì nên ưu tiên các nhóm ngành STEM sẽ có cơ hội ở lại làm việc 3 năm tại Mỹ. Nếu bạn dự định học lên bậc tiến sĩ thì hãy lựa chọn các ngành học có nhiều cơ hội nghiên cứu và phát triển theo hướng học thuật như công nghệ sinh học.
Nghiên cứu Khoa học cùng Giảng viên Đại học Mỹ hàng đầu
10 Ngành học có mức lương khởi điểm cao nhất tại Mỹ
Dựa trên các số liệu từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (U.S. Bureau of Labor Statistics – BLS), US News đã tổng hợp danh sách 10 ngành học có mức lương khởi điểm cao nhất cho sinh viên tốt nghiệp bậc cử nhân:
Ngành học | Mức lương khởi điểm trung bình | Trường đại học đào tạo sinh viên với mức lương khởi điểm cao nhất của ngành học |
Toán học Ứng dụng (Applied Mathematics) | $71,000 | University of California, Berkeley |
Kỹ thuật Công nghiệp (Industrial Engineering) | $71,200 | University of Michigan, Ann-Arbor |
Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu (Material Science & Engineering) | $71,300 | Virginia Tech |
Kỹ thuật Y sinh (Biomedical Engineering) | $71,400 | |
Kỹ thuật Hóa học (Chemical Engineering) | $75,200 | Massachusetts Institute of Technology |
Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ (Aerospace Engineering) | $75,300 | California Polytechnic State University—San Luis Obispo |
Kỹ thuật Điện (Electrical Engineering) | $75,700 | University of California, Davis |
Kỹ thuật Phần mềm (Software Engineering) | $75,900 | San Jose State University |
Khoa học Máy tính (Computer Science) | $77,300 | Stanford University |
Kỹ thuật Máy tính (Computer Engineering) | $80,300 | University of California, San |
10 Nghề nghiệp đang là xu hướng tại Mỹ
Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) đã tổng hợp danh sách các ngành nghề có sự phát triển mạnh mẽ nhất và là xu hướng trong giai đoạn từ năm 2023-2033. Dưới đây là ngành nghề trong danh sách yêu cầu sinh viên tốt nghiệp bậc cử nhân:
Nghề nghiệp | Ngành học tương ứng | Mức lương trung bình ngành/năm | Số lượng việc làm năm 2023 |
Khoa học Dữ liệu, Khoa học, Thống kê, Khoa học Máy tính | $112,590 | 202,900 | |
Nhà Phân tích Bảo mật thông tin (Information Security Analyst) | Khoa học Máy tính | $124,910 | 180,700 |
Quản lý Dịch vụ Y tế và Sức khỏe (medical & Health Services Manager) | Quản lý Y tế, Y tế Cộng đồng | $117,960 | 562,700 |
Kỹ thuật Công nghiệp, Toán học Ứng dụng | $91,290 | 123,300 | |
Toán học, Thống kê, Kinh tế | $125,770 | 30,200 | |
Tài chính, Kế toán, Kinh tế | $90,400 | 65,500 | |
Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế, Kinh doanh | $80,880 | 237,100 |
Bên cạnh 7 ngành nghề kể trên với yêu cầu tối thiểu là bằng tốt nghiệp cử nhân, còn 3 ngành nghề khác cũng đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ nhưng yêu cầu tốt nghiệp cao học (tối thiểu thạc sĩ):
Nghề nghiệp | Ngành học tương ứng | Mức lương trung bình ngành/năm | Số lượng việc làm năm 2023 |
Y tá, Y khoa | $132,050 | 549,600 | |
Nhà Khoa học Nghiên cứu Máy tính và Thông tin (Computer and Information Research Scientists) | Khoa học Máy tính | $140.910 | 36,600 |
Y tế, Bác sĩ | $133,260 | 153,400 |
So sánh với thông tin từ báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economics Forum – WEF) về tương lai phát triển của các ngành nghề, có thể thấy rằng cả ở Mỹ và các nước khác trên thế giới, những ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning) đang có sự phát triển vượt trội. Bên cạnh đó, WEF cũng cho rằng, một số các ngành nghề khác như Chuyên gia Phát triển Bền vững (Sustainability Specialist) hay Chuyên gia Phân tích Trí tuệ Kinh doanh (Business Intelligence Analyst) cũng có xu hướng phát triển mạnh. Ngược lại, một số ngành sẽ có sự sụt giảm mạnh và có thể bị thay thế hoàn toàn bởi AI là các công việc hành chính hay thư ký như Giao dịch viên Ngân hàng hoặc Thủ quỹ.
Làm sao để biết bạn có phù hợp với ngành học?
Lựa chọn ngành học đã khó, tuy nhiên có một câu hỏi còn khó hơn đối với các bạn học sinh đó là làm thế nào để biết lựa chọn của mình có phù hợp. Dưới đây là một số cách để bạn có thể tìm hiểu về ngành và cân nhắc xem ngành học mình lựa chọn có thực sự phù hợp:
Tìm hiểu thật kỹ các thông tin về ngành học: Điều đầu tiên bạn có thể làm để biết mình có phù hợp với ngành học hay không đó là tìm hiểu các thông tin về ngành học đó. Bạn cần biết rằng ngành học đó sẽ học về chủ đề gì, những môn học như thế nào, sau khi học xong thì đâu sẽ là những lựa chọn nghề nghiệp cho ngành học của bạn và nhiều thông tin liên quan khác. Bạn có thể tham khảo thông tin liên quan đến chương trình học tại trang web chính thức của các trường đại học bằng cách search cụm từ khóa “ngành học + bachelor curriculum + tên trường đại học” (ví dụ: Computer Science Bachelor Curriculum Stanford University). Các thông tin về ngành học và cơ hội việc làm tương ứng bạn có thể tra cứu trên trang web của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS). Ví dụ: dưới đây là hình ảnh về một số thông tin BLS cung cấp về khối ngành Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin.

Nguồn: Hình chụp từ trang web chính thức của BLS
Thử tham gia các khóa học ngắn hạn: rất nhiều trường đại học tại Mỹ tổ chức các chương trình học hè kéo dài khoảng từ vài tuần đến 1-2 tháng dành cho các bạn học sinh THPT trải nghiệm môi trường đại học. Đây là cơ hội để các bạn có thể trải nghiệm các môn học liên quan đến ngành học mình dự định theo đuổi xem mình có thực sự phù hợp với ngành hay không. Ngoài ra, có rất nhiều các nền tảng online như Coursera hay Khan Academy cung cấp các khóa học cơ bản về các lĩnh vực như kinh tế, lịch sử, toàn học, thống kê, khoa học máy tính,… mà bạn có thể tham gia để tìm hiểu về ngành.
Làm bài kiểm tra về nghề nghiệp: Rất nhiều công cụ tra cứu đại học Mỹ cung cấp các bài kiểm tra về nghề nghiệp và ngành học để gợi ý các ngành học phù hợp với sở thích, tính cách và năng lực của bạn. Bạn có thể tham khảo các công cụ từ College Compass của US News hay Big Future từ College Board.
Tham gia nghiên cứu khoa học: Tham gia nghiên cứu khoa học là một cách hay để tìm hiểu sâu về ngành học mà bạn dự định theo đuổi. Bạn sẽ không chỉ có cơ hội tiếp xúc với nhiều khía cạnh của ngành học mà còn có cơ hội xây dựng các nghiên cứu khoa học chất lượng góp phần làm nổi bật hồ sơ du học.
Thử sức với các cuộc thi: Tương tự như nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi quốc tế cũng là cơ hội để các bạn học sinh tìm hiểu về ngành học. Nhiều cuộc thi còn yêu cầu học sinh thử sức với các kỹ năng được sử dụng thực tế trong môi trường việc làm như cuộc thi Thuyết trình Cổ phiếu của YIS. Đây là cơ hội để các bạn học sinh xây dựng bộ kỹ năng mềm hữu ích và được trao đổi cùng những bạn bè quốc tế có chung ngành học yêu thích.
Tham gia các kỳ thực tập cho học sinh: Thực tập là cách hiệu quả nhất để tìm hiểu và trải nghiệm một công việc/ngành nghề cụ thể. Có nhiều công ty, tập đoàn lớn có các chương trình thực tập hè dành cho học sinh từ THPT. Bạn có thể thử sức với các vị trí thực tập này để có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành học mình dự định theo đuổi.
Trao đổi với cố vấn, người thân, bạn bè: Bạn có thể trao đổi những băn khoăn, hay những lựa chọn mà mình đang cân nhắc với những người thân xung quanh như gia đình, bạn bè, cố vấn học thuật, những người hiểu được khả năng, sở thích, và tính cách của bạn. Khả năng cao bạn sẽ có được những lời khuyên hữu ích từ họ để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Lựa chọn ngành học tuy là một quyết định khó khăn, song với chính sách linh hoạt của đại học Mỹ, bạn hoàn toàn có thể thay đổi lựa chọn ban đầu của mình hay đăng ký thêm ngành học nếu muốn học song ngành. Lời khuyên từ Aralia là bạn không cần phải quá áp lực với việc chọn ngành mà nên tập trung hơn vào chọn trường và xây dựng một bộ hồ sơ ấn tượng thông qua các thành tích học thuật, hoạt động ngoại khóa, và bài luận nhé!

Luyện Thi Cuộc Thi Quốc Tế
Luyện Thi Cuộc Thi Quốc Tế Làm nổi bật hồ sơ với các cuộc thi Rèn kỹ năng, nắm chắc tư duy chiến lược và

Nghiên Cứu và Xuất Bản
Nghiên Cứu và Xuất Bản Đẩy mạnh hồ sơ đại học Hỗ trợ học sinh khám phá sở thích, thực hiện nghiên cứu chuyên sâu