+1 (603) 932 7897

info@aralia.com

MỤC LỤC

Cần Làm Gì Khi Nhận Thư Trúng Tuyển Đại Học Mỹ? Hướng Dẫn Chi Tiết và Gợi Ý Chọn Trường

Quá trình ứng tuyển đại học Mỹ không chỉ dừng lại sau khi bạn đã nhận được thư trúng tuyển mà còn có những thủ tục mà bạn cần thực hiện sau đó để nhập học tại các trường đại học Mỹ. Cùng tìm hiểu những thông tin bạn cần biết về thư trúng tuyển, những lưu ý cho việc lựa chọn đại học và hướng dẫn về các bước tiếp theo bạn cần thực hiện để nhập học.

Nếu bạn vẫn đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ thì có thể tham khảo các bài viết khác của Aralia về hồ sơ du học Mỹ hay chi phí du học Mỹ trung bình.

Aralia Kết Nối Các Giáo Viên Hàng Đầu Tại Mỹ Đến Với Học Sinh Việt Nam

Các giáo viên của Aralia có ít nhất 8 năm kinh nghiệm giảng dạy tại các trường trung học nội trú, công lập top đầu nước Mỹ và đại học nổi tiếng. Các giáo viên của chúng tôi luôn nỗ lực đem đến các chương trình ôn luyện chất lưọng cho các cuộc thi quốc tế, hỗ trợ học sinh đạt các giải thưởng danh giá, đồng thời không ngừng cải thiện giáo trình các khóa học nâng cao GPA và luyện thi các chứng chỉ quốc tế giúp các bạn học sinh xây dựng hồ sơ học tập ấn tượng để ứng tuyển các trường đại học hàng đầu.
1. Những điều cần biết về thư trúng tuyển đại học Mỹ

Thư trúng tuyển là gì?

Thư trúng tuyển là thông báo chính thức từ các trường đại học mà bạn nộp hồ sơ ứng tuyển về việc trường đã chấp nhận hồ sơ ứng tuyển của bạn và chào mừng bạn nhập học tại trường. Nếu bạn nhận được thư trúng tuyển thì xin chúc mừng, bạn đã thành công chinh phục hội đồng tuyển sinh và dành lấy cơ hội trở thành sinh viên tương lai của trường.

Bạn sẽ nhận được thư trúng tuyển vào thời gian nào?

Tùy vào thời điểm bạn nộp hồ sơ mà khoảng thời gian bạn nhận được thư trúng tuyển sẽ khác nhau. Nếu bạn nộp hồ sơ vào các kỳ ứng tuyển sớm như Early Action hay Early Decision thì thường bạn sẽ nhận được thư trúng tuyển từ khoảng tháng 12 cho đến giữa tháng 2 hàng năm. Nếu bạn ứng tuyển vào kỳ nộp thông thường Regular Decision thì thường sẽ nhận được thư trúng tuyển từ khoảng giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 hàng năm. Tuy nhiên, thời gian cụ thể sẽ thay đổi theo từng năm và thời gian các học sinh trúng tuyển ở cùng một trường nhận được thư trúng tuyển cũng sẽ khác nhau.

Thư trúng tuyển sẽ được gửi qua đâu?

Thư trúng tuyển hoặc thông báo trúng tuyển sẽ thường được gửi qua hai cách: qua email bạn sử dụng để liên hệ và nộp hồ sơ ứng tuyển hoặc qua cổng thông tin tuyển sinh đại học mà bạn sử dụng để nộp hồ sơ (ví dụ: Common App). Nếu bạn sử dụng nhiều email khác nhau để nộp hồ sơ tại các trường khác nhau thì hãy nhớ kiểm tra kỹ lại thông tin email để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng đúng tài khoản email để chờ thư trúng tuyển nhé.

Nếu bạn bè xung quanh đã nhận được thư trúng tuyển còn bạn chưa có thì sao?

Như đã nói ở trên thì dù các bạn có cùng ứng tuyển một trường thì thời điểm nhận thư trúng tuyển có thể không giống nhau. Bạn của bạn có thể nhận được thông báo trước còn thông báo của bạn sẽ đến sau. Các trường thường xử lý hồ sơ của hàng ngàn học sinh một lúc nên có thể bạn sẽ phải chờ lâu hơn một chút so với bạn bè của bạn. Thông thường nếu bạn không được nhận, các trường đại học sẽ gửi thư từ chối (rejection) nên bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi đến khi có thông báo chính thức. Nếu quá lo lắng, bạn có thể tiếp tục nộp hồ sơ tại các trường khác nếu vẫn còn thời hạn nộp hồ sơ để có thêm lựa chọn.

Danh sách chờ (“Waitlist” hoặc “Deferral”) là như thế nào?

Ngoài thư trúng tuyển, bạn còn có thể nhận được thông báo được xếp vào danh sách chờ – “waitlisted,” “deferred”hoặc hồ sơ bị đẩy xuống kỳ nộp thông thường (regular decision) với những bạn nộp hồ sơ sớm. Hai thông báo này có nghĩa là bạn vẫn có cơ hội được nhận vào trường nhưng hồ sơ của bạn sẽ được xem xét sau vì đạt yêu cầu nhưng chưa đủ xuất sắc so với các bạn học sinh trúng tuyển. Khi nhận được thông báo “Waitlisted” bạn cần quyết định xem mình sẽ chấp nhận hay từ chối đề nghị này của trường. Bạn nên chấp nhận ở trong danh sách chờ nếu đó là những trường đại học mà bạn rất yêu thích và mong muốn được nhập học. Đối với thông báo “Deferral” bạn cần liên tục cập nhật thông tin vì có một số trường sẽ yêu cầu bạn nộp bổ sung các tài liệu cho hồ sơ của mình để trường xét tuyển trong kỳ tuyển sinh thông thường.

Nếu nhận được một trong hai thông báo này, bạn có thể gửi thư bày tỏ quyết tâm theo học tại trường (Letter of Continued Interest – LOIC) để thể hiện mong muốn và sự yêu thích của mình với trường, thuyết phục hội đồng tuyển sinh cho bạn cơ hội.

2. Các yếu tố cần cân nhắc khi so sánh và lựa chọn trường đại học

Sau khi nhận được thư trúng tuyển thì việc bạn cần làm là đưa ra lựa chọn xem mình sẽ quyết định nhập học tại trường đại học nào. Mỗi trường đại học sẽ có quy định khác nhau về hạn chót để bạn đưa ra quyết định của mình. Với kỳ ứng tuyển Regular Decision, thông thường bạn sẽ có thể suy nghĩ và lựa chọn đến khoảng cuối tháng 4. Nếu bạn may mắn trúng tuyển vào trường mơ ước (dream school) hoặc đã có sẵn cho mình một lựa chọn thì bạn có thể làm theo hướng dẫn về các bước tiếp theo ở mục 4. Tuy nhiên nếu bạn còn băn khoăn thì hãy cân nhắc những yếu tố dưới đây trong quá trình so sánh và lựa chọn trường.

Chất lượng học thuật và cơ hội phát triển theo hướng học thuật: Đây là yếu tố mà có lẽ bạn đã cân nhắc rất kỹ từ quá trình tìm chọn trường để nộp hồ sơ. Tuy nhiên, ở giai đoạn quyết định này, hãy so sánh cụ thể hơn về chương trình học của từng trường ở ngành mà bạn theo đuổi và cơ hội phát triển theo hướng học thuật (cơ hội nghiên cứu khoa học, các chương trình cao học như thạc sĩ, tiến sĩ, …).

Mô hình lớp học: Có bạn thích các lớp học nhỏ, không quá nhiều học sinh để có thể dễ dàng trao đổi với giáo viên. Có bạn lại phù hợp với các lớp học sĩ số đông với nhiều sự cạnh tranh hơn tạo cơ hội để học hỏi từ bạn bè xung quanh. Bạn cũng cần cân nhắc xem các lớp học tại trường thiên về lý thuyết hay có nhiều cơ hội thực hành như tham gia dự án hay hợp tác với các công ty tại khu vực.

Tỷ lệ giữ chân sinh viên năm nhất: Đây là một con số đáng chú ý trong quá trình so sánh và lựa chọn. Nếu trường có tỷ lệ giữ chân sinh viên năm nhất thấp thì có khả năng chương trình học hoặc các hoạt động ngoại khóa của trường không đủ sự hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu thông tin cụ thể về lý do đằng sau tỷ lệ này để có cái nhìn tổng quát nhất.

Đời sống và cộng đồng sinh viên: Cộng đồng sinh viên tại trường có đa dạng không? Trường có những hoạt động ngoại khóa gì cho học sinh? Để có thể học tập tốt bạn cần yêu thích môi trường học tập và phát triển của mình nên những thông tin này vô cùng quan trọng.

Chi phí học tập và sinh hoạt: Thông thường khi nhận được thư trúng tuyển, bạn cũng sẽ nhận được thông báo về hỗ trợ tài chính và học bổng từ trường. So sánh mức hỗ trợ giữa các trường cũng sẽ giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp. Bên cạnh học phí, bạn cũng cần tìm hiểu các thông tin về sinh hoạt phí để biết được tổng chi phí mà gia đình cần chi trả là bao nhiêu sau khi đã trừ các khoản hỗ trợ tài chính và học bổng.

Cơ hội thực tập và việc làm trong tương lai: Nếu mục tiêu của bạn là có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp thì bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin về cơ hội thực tập và việc làm trong tương lai tại trường. Trường có những hỗ trợ gì về định hướng nghề nghiệp hay quá trình tìm kiếm việc làm? Trường có chương trình thực tập liên kết với các công ty nào? Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp cao hay thấp? Ví dụ, tại Mỹ có trường Đại học Northeastern và Đại học Drexel là hai trường đứng đầu trong danh sách các trường đại học có chương trình thực tập và hỗ trợ việc làm tốt nhất cho sinh viên tại Mỹ. Học tại các trường có các chương trình thực tập tốt, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn trong hồ sơ của mình, một điều rất quan trọng khi xin việc sau tốt nghiệp ở Mỹ.

Vị trí địa lý và đặc trưng của tiểu bang: Yếu tố này sẽ bao gồm những thông tin về thời tiết, phương tiện di chuyển, cộng đồng, các hoạt động giải trí, mức độ an toàn, và những điểm đặc trưng trong cuộc sống tại tiểu bang nơi trường bạn quyết định theo học tọa lạc. Bạn cần nắm được những thông tin này để cân nhắc xem cuộc sống tại tiểu bang đó có phù hợp với bạn không, hỗ trợ việc đưa ra quyết định chọn trường.

Cộng đồng sinh viên quốc tế: Các trường có cộng đồng sinh viên quốc tế lớn thường có nhiều sự hỗ trợ dành cho các bạn sinh viên ngoại quốc hơn. Đây là một điểm cộng lớn trong quá trình bạn đi du học vì sẽ có nhiều các thủ tục và giấy tờ bạn cần có sự hướng dẫn và hỗ trợ từ trường để hoàn thiện. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu về cộng đồng sinh viên Việt Nam tại các trường. Đây cũng là yếu tố đáng cân nhắc vì cộng đồng người Việt sẽ có thể giúp bạn làm quen và hòa nhập dễ dàng hơn trong một môi trường khác hoàn toàn khi bạn ở Việt Nam.

3. Các mẹo để so sánh và lựa chọn trường phù hợp

Ngoài các yếu tố cân nhắc đã nêu ra ở trên thì có một số mẹo giúp bạn so sánh và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Hãy đặt ra những tiêu chuẩn riêng của bạn: Chỉ có bạn mới hiểu rõ nhất mình mong muốn điều gì và phù hợp với môi trường như thế nào nhất nên trước khi tìm hiểu thêm các thông tin để so sánh thì bạn hãy lập một danh sách những tiêu chuẩn của bản thân và sử dụng nó làm tiền đề để so sánh. Bạn nên đề cao sự phù hợp từ tổng hợp nhiều yếu tố thay vì chỉ tập trung vào xếp hạng (ranking) của trường để đưa ra lựa chọn. Có nhiều yếu tố đáng chú ý bên cạnh ranking như tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp, hay sự hỗ trợ của trường về chỉnh sửa hồ sơ xin việc, luyện phỏng vấn cho quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên.

Tìm hiểu nhận xét, chia sẻ kinh nghiệm từ các sinh viên đang học tại trường: Nếu có thể, hãy tìm kiếm nhận xét và chia sẻ kinh nghiệm từ các sinh viên đang học tại trường để có được cái nhìn chân thực nhất. Bạn có thể liên hệ với các sinh viên đang học tại trường qua LinkedIn hoặc hỏi ý kiến từ các hội nhóm du học sinh Việt Nam tại Mỹ trên mạng xã hội.

Sử dụng các công cụ so sánh: Các công cụ so sánh trường đại học có thể giúp ích cho bạn trong quá trình đưa ra quyết định. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng như College Compass của US News hay Big Future của College Board.

Tham quan trường qua phương thức trực tuyến: Nếu không có cơ hội tham quan trường một cách trực tiếp thì bạn có thể tham khảo lựa chọn tham quan trực tuyến. Được nhìn tận mắt và nghe giới thiệu cụ thể về trường sẽ có thể đem đến cho bạn những trải nghiệm và nhận định khác so với việc chỉ phân tích dựa trên các số liệu.

Trao đổi với cố vấn hoặc người thân: Đưa ra quyết định một mình có thể khá khó khăn. Bạn có thể trao đổi và bàn luận với những người hiểu rõ mong muốn và nguyện vọng của bạn như cố vấn tại trường trung học hoặc cha mẹ, người thân để tham khảo các ý kiến khác nhau.

4. Các bước cần thực hiện sau khi bạn đưa ra quyết định chọn trường
các bước cần thực hiện sau khi nhận thư trúng tuyển đại học mỹ

Nếu bạn nộp hồ sơ theo các hình thức có ràng buộc

Nếu bạn ứng tuyển sớm theo hình thức có ràng buộc như Early Decision (ED), bạn sẽ chỉ được chọn nhập học tại trường bạn nộp ED nếu trúng tuyển. Các bước bạn cần thực hiện sau khi nhận được thư trúng tuyển từ trường ED là:

Bước 1: Trả lời thư trúng tuyển của trường

Bạn cần trả lời thư trúng tuyển của trường và chấp nhận lời mời nhập học

Bước 2: Rút hồ sơ tại các trường đại học khác

Vì tính chất ràng buộc của ED nên bạn sẽ không được phép cân nhắc các lựa chọn khác và phải rút hồ sơ từ tất cả các trường còn lại sau khi nhận thư trúng tuyển của trường ED

Bước 3: Đăng ký nhập học và đóng tiền đặt cọc

Sau khi gửi thư đồng ý, xác nhận sẽ nhập học trong kỳ tới, bạn sẽ phải thực hiện theo hướng dẫn của trường để đăng ký nhập học và đóng một khoản tiền đặt cọc. Khoản tiền này thể hiện cam kết bạn sẽ theo học tại trường.

Bước 4: Hoàn thiện các yêu cầu từ trường và các thủ tục tiếp theo để nhập học

Sau khi hoàn tất đăng ký, sẽ còn một số thủ tục nữa bạn cần thực hiện như nộp bổ sung bảng điểm trung học sau khi tốt nghiệp hay chuẩn bị hồ sơ xin visa Mỹ. Bạn hãy theo dõi các hướng dẫn từ trường để không bỏ lỡ các bước quan trọng nhé.

 Nếu bạn nộp hồ sơ theo các hình thức không ràng buộc

Với các hình thức ứng tuyển không ràng buộc như Early Decision hay Regular Decision, bạn sẽ có cơ hội được cân nhắc và so sánh giữa các trường trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. Sau khi quyết định trường bạn sẽ theo học, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Trả lời thư trúng tuyển của các trường bạn được nhận vào học

Sau khi đưa ra lựa chọn cuối cùng, bạn cần trả lời tất cả thư trúng tuyển mà bạn nhận được bao gồm: một thư chấp nhận lời mời nhập học của trường bạn chọn và thư từ chối các trường còn lại.

Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký nhập học và nộp tiền đặt cọc

Sau khi xác nhận sẽ nhập học trong kỳ tới, bạn cần làm theo hướng dẫn của trường và đăng ký nhập học. Bạn sẽ được yêu cầu nộp một khoản phí đặt cọc để thể hiện cam kết sẽ nhập học tại trường.

Bước 3: Hoàn thiện các yêu cầu từ trường và các thủ tục tiếp theo để nhập học

Để chuẩn bị cho quá trình nhập học tại Mỹ sẽ còn có những thủ tục khác mà bạn cần thực hiện. Bạn sẽ nhận được hướng dẫn chi tiết từ trường về các thủ tục này nên hãy kiểm tra email thường xuyên để tránh bỏ lỡ những thông báo mới nhất từ trường.

Chúc mừng các bạn đã trúng tuyển vào những trường đại học yêu thích tại Mỹ và mong rằng những thông tin trong bài viết này của Aralia có thể giúp bạn đưa ra quyết định chọn trường phù hợp.

Xây dựng hồ sơ học thuật chinh phục đại học Mỹ cùng Aralia
Tác Giả
Trang là cựu sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Northeastern với bằng cử nhân về Quản trị Kinh doanh. Xuất thân từ Việt Nam, Trang có sự hiểu biết sâu sắc về những thách thức đặc biệt mà sinh viên quốc tế phải đối mặt khi theo đuổi giáo dục đại học tại Hoa Kỳ. Với kinh nghiệm trực tiếp trong quá trình nộp đơn vào đại học, cuộc sống học tập và hòa nhập xã hội, Trang muốn giúp đỡ các sinh viên quốc tế khác thành công cả về mặt học thuật lẫn xã hội.

Tags:

Đăng ký tư vấn và nhận thêm thông tin về lớp học
Mọi người đều đọc
Đăng ký tư vấn và nhận thêm thông tin về lớp học
Scroll to Top
Aralia students are 4x more likely to win prizes in top-tier competitions

We pair you with award-winning teachers to prepare for your competition of choice, ensuring you receive the best support.

Nâng Cao Điểm AP Trong Một Học Kỳ

Các giảng viên của chúng tôi bao gồm những giáo viên trung học và đại học dày dạn kinh nghiệm với hơn 20 năm trong nghề, nhiều người trong số họ là giám khảo chấm thi AP và đã từng giảng dạy tại các trường nội trú danh tiếng. Hãy tham gia cùng chúng tôi để cải thiện thành tích AP!