1. Tại sao cần trích dẫn nguồn chuẩn xác?
Đừng để mất điểm một cách đáng tiếc – Lên lớp 12, giáo viên tiếng Anh thường bắt đầu trừ điểm bài viết của học sinh vì những lỗi nhỏ như trích dẫn sai định dạng MLA hoặc quên ghi “Họ và số trang” ở góc phải trên cùng. Dù trước đây những lỗi này có thể được bỏ qua, nhưng đến năm cuối, giáo viên sẽ kỳ vọng học sinh phải nắm vững định dạng MLA đến từng chi tiết. Hơn nữa, ở bậc đại học, giảng viên sẽ không hướng dẫn bạn cách ghi trích dẫn và lập danh mục tài liệu, vì trách nhiệm của sinh viên là tự phải tự tìm hiểu.
Tránh bị cáo buộc đạo văn – Nếu trích dẫn sai, các trường đại học thường xử lý nghiêm khắc hơn. Trong nhiều trường hợp, sai sót của bạn sẽ không được xem là vô ý mà bị coi là hành vi đạo văn. Vì vậy, hiểu và thực hành đúng các kiểu trích dẫn phổ biến là điều rất quan trọng.
Tăng tính thuyết phục cho bài viết – Một bài nghiên cứu khoa học sẽ không khác gì bài viết nêu ý kiến cá nhân nếu thiếu trích dẫn nguồn. Việc trích dẫn đúng cách giúp bạn chứng minh rằng luận điểm của mình được hỗ trợ bởi những nghiên cứu thực tế. Đồng thời, trích dẫn nguồn và danh mục tài liệu cũng cho thấy kết luận của bạn quan trọng ra sao: nghiên cứu của bạn đóng góp gì vào lĩnh vực chưa được khai thác trong thế giới học thuật hiện nay?
2. Nên dùng kiểu trích dẫn nào?
Kiểu trích dẫn không chỉ được áp dụng ở danh mục tài liệu tham khảo ở cuối bài mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ định dạng bài viết, bắt đầu từ dòng đầu tiên trên trang đầu tiên. Sử dụng kiểu trích dẫn nào sẽ được quyết định dựa trên lĩnh vực nghiên cứu của bài viết. Ở phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan về sự khác biệt cơ bản giữa ba kiểu trích dẫn phổ biến: MLA, APA, và Chicago. Các phần tiếp theo sẽ đi vào chi tiết cách sử dụng từng kiểu trích dẫn.
Modern Language Association (MLA)
Kiểu trích dẫn MLA thường được sử dụng trong các bài viết thuộc lĩnh vực nhân văn, ví dụ như các bài luận văn môn tiếng Anh. Điểm đặc trưng của MLA bao gồm: phần tiêu đề 4 dòng ở đầu bài, họ của bạn kèm số trang trên mỗi trang, trích dẫn trong bài theo định dạng “tác giả-số trang”, và mục “Works Cited” ở cuối bài.
American Psychological Association (APA)
Kiểu trích dẫn APA thường được sử dụng trong các bài viết thuộc lĩnh vực khoa học (xã hội), ví dụ như các bài nghiên cứu môn Tâm lý học AP. Điểm đặc trưng của APA bao gồm: trang tiêu đề, tiêu đề rút gọn (running head) kèm số trang trên mỗi trang, trích dẫn trong bài theo định dạng “tác giả-năm xuất bản”, trang “Abstract” (Tóm tắt), phần “Materials & Methods” (Tài liệu & Phương pháp), “Results” (Kết quả), “Discussion” (Thảo luận), và mục “References” (Tài liệu tham khảo) ở cuối bài.
Chicago Manual of Style
Chicago có hai kiểu trích dẫn: Notes-Bibliography System – NB (Hệ thống Ghi chú – Thư mục) và Author-Date System (Hệ thống Tác giả – Ngày tháng). Đôi khi, kiểu trích dẫn Chicago còn được gọi là Phong cách Turabian.
Hệ thống Notes-Bibliography thường được sử dụng trong các lĩnh vực mỹ thuật, lịch sử, kinh doanh và văn học, ví dụ như khi viết bài nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật. Trong khi đó, hệ thống Author-Date thường được áp dụng trong các ngành khoa học xã hội.
Điểm đặc trưng của hệ thống Notes-Bibliography bao gồm: trang tiêu đề, số trang trên mỗi trang, số mũ (superscript) đi kèm các chú thích cuối trang (footnotes) hoặc cuối bài (endnotes) để trích dẫn, và mục “Bibliography” (Thư mục tham khảo) ở cuối bài.
Đối với hệ thống Author-Date, điểm khác biệt chính được kể đến là: trang tiêu đề, không sử dụng chú thích cuối trang hoặc cuối bài, số trang trên mỗi trang, và mục “References” (Tài liệu tham khảo).
Aralia Empowers Students from the UAE Aralia Empowers Students from the UAE
3. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo kiểu MLA
MLA là kiểu trích dẫn phổ biến và đơn giản nhất đối với học sinh và thường là kiểu trích dẫn đầu tiên được giáo viên hướng dẫn trong các lớp viết học thuật. Bài viết theo định dạng MLA sẽ bao gồm: tiêu đề 4 dòng, tiêu đề chính, nội dung bài, và mục “Works/Images Cited” (Danh mục tài liệu/hình ảnh tham khảo). Bài blog này sẽ giải thích các quy tắc định dạng chung, cách viết trích dẫn đầy đủ và trích dẫn trong bài (in-text citations), cũng như cách viết từng phần trong bài viết theo định dạng MLA.
Quy tắc định dạng chung MLA: Bài nghiên cứu theo định dạng MLA phải được cách dòng đôi (double-spaced), sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12pt, và căn lề 1 inch ở cả bốn phía. Ở mỗi trang, họ của người viết và số trang phải được ghi ở góc trên cùng bên phải.
Trích dẫn đầy đủ theo MLA: Trích dẫn MLA thường có định dạng: Họ, Tên. “Tiêu đề Bài viết.” Tiêu đề Website/Sách, Phiên bản, Nhà xuất bản, Ngày xuất bản, URL hoặc số trang. Cách trích dẫn có thể thay đổi tùy theo loại nguồn (ví dụ: sách, website, v.v.). Để tìm hiểu thêm về các biến thể trích dẫn MLA, bạn có thể tham khảo Purdue Owl. Nếu trích dẫn dài hơn một dòng, hãy thụt lề tất cả các dòng tiếp theo 0.5 inch. Cách định dạng này được gọi là thụt lề treo.
Campt, Tina. “Listening to Images: An Exercise in Counterintuition.” Listening to Images, Duke University Press, Durham, NC, 2017, pp. viii-11. |
Trích dẫn một tác phẩm nghệ thuật được định dạng như sau: Họ, Tên. Tên tác phẩm. Ngày, Địa chỉ.
Friedlander, Lee. New York City. 1966, Tufts University Art Galleries. |
Trích dẫn trong văn bản theo MLA: Thêm trích dẫn vào cuối câu nếu bạn đã trích dẫn hoặc diễn giải ý từ một tác giả khác. Trích dẫn trong văn bản được định dạng như sau: (Họ, Số Trang), và dấu chấm luôn được đặt sau trích dẫn.
Đầu trang: nằm ở góc trên bên trái và bao gồm: tên người viết, tên giáo viên, tên lớp học và ngày nộp bài. Mỗi mục trên nằm ở một dòng riêng biệt, tổng cộng là 4 dòng.

Ví dụ minh họa của Purdue Owl về trích dẫn kiểu MLA
Tiêu đề: viết tiêu đề bài viết ở dòng tiếp theo và căn giữa.
Nội dung: Bắt đầu bài viết ở dòng tiếp theo. Phần nội dung cần bao gồm mở bài với luận điểm chính, các đoạn thân bài, và kết luận.
Works Cited: Tạo một trang riêng với tiêu đề “Works Cited” và liệt kê tất cả các trích dẫn theo thứ tự bảng chữ cái dựa trên họ của tác giả. Nếu sử dụng tác phẩm nghệ thuật trong bài viết, hãy tạo một trang “Images Cited” riêng trước phần Works Cited. Không được đặt tiêu đề cho các trang này là “Bibliography” hay “References”.
Hãy tham khảo một bài mẫu theo định dạng MLA. Mẫu MLA của Microsoft Word cũng cung cấp hướng dẫn hữu ích và bạn có thể dễ dàng truy cập bằng cách vào File > New from Template.
4. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo kiểu APA
Bài viết theo kiểu APA giống như một báo cáo thí nghiệm trong phòng nghiên cứu và cũng phục vụ mục đích tương tự. Khi viết bài nghiên cứu theo APA, bạn chủ yếu sẽ trích dẫn các bài báo đã được xuất bản và bình duyệt từ các tạp chí nghiên cứu uy tín, và không trích dẫn tin tức hay các trang web thông thường. Kiểu APA thường được giới thiệu lần đầu cho học sinh trung học trong các lớp AP (như AP Tâm lý học), hoặc đôi khi không được học cho đến khi lên đại học. Tuy nhiên, làm quen với kiểu trích dẫn này từ sớm là điều cần thiết, đặc biệt vì APA có nhiều thành phần, khiến nó có vẻ phức tạp và khó hiểu.
Bài viết theo APA sẽ bao gồm: trang tiêu đề, mục lục, phần tóm tắt (abstract), mở bài, tổng quan tài liệu (literature review), phương pháp và tài liệu (materials & methods), kết quả (results), thảo luận (discussion), trang tham khảo (references), và danh sách tài liệu gợi ý đọc thêm. Bài blog này sẽ giải thích các quy tắc định dạng chung, cách viết trích dẫn đầy đủ và trích dẫn trong văn bản, cũng như cách viết từng phần trong bài nghiên cứu theo kiểu APA.
Định dạng chung theo APA: Bài nghiên cứu theo định dạng APA phải được giãn dòng đôi (double spaced), sử dụng các phông chữ dễ đọc như Times New Roman, Calibri, Arial, hoặc Georgia, với cỡ chữ từ 10-12pt. Trên mỗi trang, phần tiêu đề rút gọn (running head) nằm ở góc trái trên cùng, còn số trang ở góc phải trên cùng. Running head là phiên bản rút gọn của tiêu đề, tối đa 50 ký tự, viết hoa toàn bộ. (Xem hình minh họa bên dưới.)
Trích dẫn đầy đủ theo APA: Một trích dẫn APA có định dạng như sau: Họ Tác Giả Thứ Nhất, Chữ Cái Đầu Tên Riêng., Họ Tác Giả Thứ Hai, Chữ Cái Đầu Tên Riêng., & Họ Tác Giả Thứ Ba, Chữ Cái Đầu Tên Riêng. (Năm). Tên Bài Báo. Tạp Chí, Số Phát Hành, Số Trang. DOI hoặc URL. Đối với các trường hợp biến thể của trích dẫn APA, bạn có thể tham khảo thêm trên Purdue Owl. Nếu trích dẫn có nhiều dòng, các dòng tiếp theo nên được lùi vào 0.5 inch, gọi là thụt lề treo.
Avinash, T., Dikshant, L., & Seema, S. (2018). Methods of Neuromarketing and Implication of the Frontal Theta Asymmetry induced due to musical stimulus as choice modeling. Procedia Computer Science, 132, 55-67. https://doi.org/10.1016/j.procs.2018.05.059 |
Trích dẫn trong văn bản theo APA: Thêm trích dẫn trong văn bản vào cuối câu để chứng minh rằng nhận định của bạn dựa trên nghiên cứu uy tín. Trích dẫn trong văn bản theo APA được định dạng như sau: (Họ Tác Giả, Năm Xuất Bản), và dấu chấm luôn được đặt sau phần trích dẫn. Cách trích dẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng tác giả/nhà nghiên cứu hoặc nếu tên của họ đã được nhắc đến trong câu.
Nhiều tác giả | Hai tác giả | Một tác giả |
(Avinash et al., 2018). | (Sparkman & Walton, 2017). | (Feng, 2024). |
Định dạng APA quy định năm loại tiêu đề để phân chia rõ ràng các phần trong bài viết dựa trên mức độ quan trọng và tính cụ thể của mỗi phần . Tiêu đề cấp 1 (Heading 1) chỉ được sử dụng để đánh dấu các phần như Abstract, tiêu đề bài viết (phần bắt đầu của mở bài), trang tham khảo (References), và phụ lục (Appendix). Các phần được liệt kê dưới đây sẽ được gắn nhãn như Tiêu đề cấp 2 (Heading 2).

Trang tiêu đề: bao gồm tiêu đề dài tối đa 12 từ, tên của bạn, và tên trường. Mỗi thông tin ở trên một dòng riêng, căn giữa và nằm ở khoảng giữa trang giấy.

Mục lục: Tạo một trang mới cho mục (tuỳ chọn). Liệt kê các phần như tóm tắt, mở bài, mỗi tiêu đề, tài liệu tham khảo, các trang bảng biểu và hình ảnh.
Tóm tắt (Abstract): Được bắt đầu ở một trang mới, phần Abstract nên dài khoảng 150 – 200 từ, tóm tắt câu hỏi nghiên cứu, mô tả nhóm tham gia nghiên cứu, phương pháp thí nghiệm, kết luận từ kết quả nghiên cứu, gợi ý nghiên cứu trong tương lai và 3-5 từ khoá. Mẹo: Hãy viết phần này sau cùng.

Aralia Empowers Students from the UAE Aralia Empowers Students from the UAE
Mở bài (Introduction): Trên một trang giấy mới, viết lại tiêu đề ở đầu trang và bắt đầu phần mở bài ở dòng tiếp theo. Mở bài sẽ bao gồm: định nghĩa các thuật ngữ quan trọng, tóm tắt tình trạng nghiên cứu hiện tại về chủ đề này, và nêu rõ lĩnh vực nghiên cứu. Mẹo: Hãy viết phần này thứ hai nhé.
Tổng quan tài liệu (Literature Review): Trên cùng một trang với mở bài, phần tổng quan tài liệu trình bày nền tảng cho nghiên cứu của bạn. Trong mỗi đoạn, hãy mô tả: kết quả, những hạn chế và điểm (không) hợp lý của các bài nghiên cứu liên quan đã được công bố. Mẹo: Hãy viết phần này đầu tiên.
Tài liệu và phương pháp (Materials and Methods): Bao gồm nhiều tiêu đề phụ trong phần này để mô tả: nhóm tham gia nghiên cứu, cách thiết lập thí nghiệm, phương pháp (ví dụ: liệt kê các câu hỏi khảo sát), v.v.
Kết quả (Results): Mô tả chi tiết tất cả kết quả thí nghiệm nhưng chưa đưa ra kết luận.
Thảo luận (Discussion): Phần thảo luận nêu ra ý nghĩa thống kê (hoặc không có ý nghĩa), giải thích sự liên quan và tác động của kết quả nghiên cứu, thảo luận về tính hợp lệ của thí nghiệm, và gợi ý các hướng nghiên cứu trong tương lai.
Tài liệu tham khảo (References): Bắt đầu trang tài liệu tham khảo trên một trang mới. Không ghi tiêu đề là “bibliography” hay “works cited”. Mẹo: Hãy cập nhật phần này trong quá trình viết.

Danh sách tài liệu gợi ý đọc thêm: Được bắt đầu ở một trang mới, phần này thường bao gồm các nguồn tài liệu không được trích dẫn trong bài viết của bạn nhưng có liên quan một chút đến chủ đề. Đối với mỗi nguồn, hãy viết một trích dẫn ngắn (chỉ bao gồm tên tác giả và năm xuất bản) và một câu mô tả ngắn gọn.
Becker, M. W., Alzahabi, R., & Hopwood, C. J. (2012). (See References). First study to find a direct, positive correlation between media multitasking behavior and symptoms of depression and anxiety. |
Hình ảnh và bảng biểu: Bao gồm các hình ảnh và bảng biểu trong suốt phần nội dung của bài viết. Hình ảnh trực quan phù hợp dùng để giải thích một mô hình tư duy trong phần mở bài, trong khi bảng biểu giúp trình bày dữ liệu trong phần kết quả. Đánh số các hình và bảng theo thứ tự chúng xuất hiện.
Hình ảnh/Bảng 1 Hình ảnh/Bảng [hình ảnh/bảng] |
Hãy tham khảo một bài mẫu theo định dạng APA. Mẫu APA của Microsoft Word cũng cung cấp hướng dẫn hữu ích và bạn có thể dễ dàng truy cập bằng cách vào File > New from Template.
5. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo kiểu Chicago
Trích dẫn theo Chicago Manual of Style có hai định dạng:
- Notes and Bibliography (NB) bao gồm: một trang tiêu đề, phần nội dung với các chú thích cuối trang hoặc cuối bài (footnotes hoặc endnotes), và một trang thư mục (bibliography).
- Author-Date bao gồm: một trang tiêu đề, thường không có chú thích cuối trang hoặc cuối bài, và một trang tài liệu tham khảo (references).
Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết từng phần và các quy tắc định dạng chung cho cả hai định dạng này.
- Định dạng chung Chicago: Bài viết theo định dạng Chicago cần có số trang nằm ở góc phải trên cùng của mỗi trang. Toàn bộ bài viết phải được giãn dòng đôi, sử dụng phông chữ dễ đọc (Times New Roman, Cambria) với cỡ chữ từ 10-12pt và lề rộng 1 inch.
- Trang tiêu đề: Tiêu đề bài viết phải được căn giữa, nằm tại vị trí khoảng giữa trang. Tên người viết, tên lớp, và ngày nộp bài nên được viết ở phần giữa ở cuối trang.

Định dạng Notes and Bibliography của Chicago
Chú thích cuối trang hoặc cuối bài (Footnotes hoặc Endnotes): Khi trích dẫn theo định dạng Chicago, giáo viên sẽ quyết định sử dụng chú thích cuối trang (footnotes) hay cuối bài (endnotes).Chú thích cuối trang xuất hiện ở cuối gần như mọi trang, liệt kê các nguồn bạn đã sử dụng trong trang đó. Chú thích cuối bài xuất hiện ở cuối mỗi chương, liệt kê các nguồn bạn đã đề cập trong chương đó.
Khi trích dẫn nguồn, sử dụng số được viết dưới dạng chỉ số trên (superscript) để tham chiếu đến nguồn trong phần chú thích cuối trang/ chú thích cuối bài. Phần chú thích cuối trang luôn có một đường ngang nằm phía trên, ngăn cách nội dung bài viết và chú thích. Phần chú thích cuối bài được viết ở một trang riêng.
Trích dẫn trong chú thích cuối trang được định dạng khác nhau tùy thuộc vào việc bạn trích dẫn nguồn lần đầu hay những lần tiếp theo. Nếu là lần đầu tham chiếu đến một nguồn, trích dẫn bao gồm: chỉ số trên, tên tác giả (không đảo ngược thứ tự), tiêu đề, và số trang. Khi trích dẫn lại cùng một nguồn trong những chú thích tiếp theo, có thể rút gọn còn: Họ, số trang hoặc Ibid., số trang (nếu trích dẫn một nguồn liên tiếp), hoặc See note ## above (nếu cần chỉ ra chú thích trước đó).

Thư mục (Bibliography): Bắt đầu một trang mới với tiêu đề Thư mục. Không sử dụng các tiêu đề như References hay Works Cited. Trích dẫn đầy đủ theo định dạng Chicago NB bao gồm: Họ, Tên. “Tiêu đề Bài viết”/Tên Sách, Số Trang. Nhà xuất bản, Năm xuất bản. Xem các ví dụ trích dẫn theo định dạng Chicago NB để tìm hiểu các biến thể khác và tham khảo một bài mẫu sử dụng định dạng NB.

Định dạng Chicago Author-Date
Trích dẫn trong văn bản: Trích dẫn theo hệ thống Author-Date không sử dụng chú thích cuối trang hay chú thích cuối bài. Trích dẫn trong văn bản được định dạng như sau: (Họ tác giả Năm, Số trang), hoặc chỉ cần (Số trang) nếu bạn đang tham chiếu lại cùng một nguồn đã được trích dẫn ngay trước đó.

Tài liệu tham khảo (References): Tạo một trang mới với tiêu đề là References (không ghi bibliography). Trích dẫn đầy đủ theo phong cách Chicago Author-Date được định dạng như sau: Họ Tác Giả, Tên Tác Giả. Năm. Tiêu Đề Tài Liệu. Số Trang. Nhà Xuất Bản. Tham khảo các ví dụ trích dẫn theo định dạng Chicago Author-Date và đọc bài mẫu để hiểu rõ hơn.

Aralia Empowers Students from the UAE Aralia Empowers Students from the UAE
6. Sắp xếp các trích dẫn trong bài
Sinh viên thường có một quan niệm sai lầm phổ biến đó là phải ghi nhớ chính xác các định dạng để viết các trích dẫn. Trên thực tế, bạn chỉ cần hiểu mục đích chính của các kiểu trích dẫn và phân biệt được các phong cách trích dẫn khác nhau. Phần còn lại, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công cụ tự động tạo trích dẫn trực tuyến. Ngay cả trong một phong cách trích dẫn, cũng có rất nhiều biến thể tùy thuộc vào loại nguồn tài liệu (sách, bài viết trực tuyến, v.v.). Vì vậy, cách tốt nhất là sử dụng công cụ tổ chức và tạo trích dẫn tự động như Zotero.
Zotero là một ứng dụng trên máy tính và iPad được khuyến khích sử dụng để tổ chức và sắp xếp một lượng lớn bài báo nghiên cứu. Bạn có thể sử dụng các tiện ích mở rộng trên trình duyệt Chrome hoặc Safari để lưu trực tiếp nguồn tài liệu vào thư viện Zotero của mình từ cửa sổ trình duyệt.

Hãy tạo một thư viện trong tài khoản Zotero của bạn và lưu tất cả nguồn tài liệu vào một nơi để có thể dễ dàng truy cập trích dẫn và các tệp PDF. Zotero không chỉ tạo trích dẫn mà còn tự động chuyển sang bản PDF các bài báo bạn đã lưu và cho phép thêm ghi chú trực tiếp trên các nguồn tài liệu.
Với Zotero, bạn có thể dễ dàng tạo thư mục trích dẫn và trích dẫn trong văn bản theo bất kỳ phong cách trích dẫn nào. Đây là một công cụ được sử dụng phổ biến tại các trường đại học, vì vậy, bạn nên làm quen với nó ngay từ bây giờ.
Ứng dụng Zoterro

Ở cột bên trái, tôi đã tạo các nhóm thư viện khác nhau cho mỗi lớp học, ví dụ về lớp PSY 32 Fall 2020. Ở cột giữa, tôi lưu tất cả các nguồn tài liệu (bao gồm cả các tệp PDF) mà tôi sẽ sử dụng cho bài nghiên cứu của mình. Đối với nguồn tài liệu được chọn, Zotero tự động cung cấp đầy đủ thông tin trích dẫn của nguồn đó (bao gồm cả phần tóm tắt) trong cột bên phải. Tôi cũng có thể thêm ghi chú để đánh dấu tại sao nguồn này lại quan trọng.
Hướng dẫn sử dụng Zotero:
- Tải về ứng dụng Zotero miễn phí về máy tính và cài đặt tiện ích mở rộng của trình duyệt Chrome hoặc Safari. Tạo tài khoản của bạn
- Tạo một thư mục mới, đặt tên theo bài nghiên cứu hoặc lớp bạn đang học

- Tìm những nguồn học thuật hữu ích trên Google Scholars hoặc thư viện trực tuyến của trường đại học
- Nhấn vào biểu tượng Zotero trên trình duyệt để dễ dàng lưu trữ các nguồn vào thư mục đã tạo.

- Khi bạn đã sưu tầm đủ các nguồn cần thiết, nhấn chuột phải để tạo cả trích dẫn trong văn bản và trích dẫn đầy đủ

Full citations in a bibliography |
Alam, A., & Mohanty, A. (2022). Business Models, Business Strategies, and Innovations in EdTech Companies: Integration of Learning Analytics and Artificial Intelligence in Higher Education. 2022 IEEE 6th Conference on Information and Communication Technology (CICT), 1–6. https://doi.org/10.1109/CICT56698.2022.9997887 Buchanan, R. (2020). Through growth to achievement: Examining edtech as a solution to Australia’s declining educational achievement. Policy Futures in Education, 18(8), 1026–1043. https://doi.org/10.1177/1478210320910293 Escueta, M., Quan, V., Nickow, A. J., & Oreopoulos, P. (2017). Education Technology: An Evidence-Based Review (Working Paper No. 23744). National Bureau of Economic Research. https://doi.org/10.3386/w23744 Tzenios, N. (2020). Examining the Impact of EdTech Integration on Academic Performance Using Random Forest Regression. ResearchBerg Review of Science and Technology, 3(1), Article 1. |
In-text citations |
(Alam & Mohanty, 2022) (Buchanan, 2020) (Escueta et al., 2017) (Tzenios, 2020) |
Những công cụ khác:
Bibme và Easybib là các trang web tạo trích dẫn cho bài nghiên cứu, thích hợp khi bạn chỉ sử dụng một vài nguồn tài liệu. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này để theo dõi nguồn tài liệu trong suốt quá trình nghiên cứu sẽ khó khăn hơn, và chúng cũng không thể trích xuất nhiều thông tin về nguồn tài liệu như Zotero. Các công cụ này chủ yếu hữu ích ở giai đoạn cuối khi hoàn thiện bài nhưng thường có nhiều quảng cáo, gây mất thời gian đặc biệt khi bạn đang gấp để kịp hạn nộp bài.
Xây dựng thói quen
Việc tạo thư mục tài liệu tham khảo không nên là bước cuối cùng bạn thực hiện trước ngay khi nộp bài. Hãy bắt đầu lưu trữ các nguồn tài liệu ngay từ khi bạn bắt đầu nghiên cứu. Bạn có thể đánh dấu các trang web trong một thư mục trên trình duyệt của mình, hoặc tốt hơn, lưu chúng vào thư mục Zotero của bạn thông qua tiện ích mở rộng Zotero trên trình duyệt. Sau khi hoàn thành bài viết, bạn có thể xóa những nguồn tài liệu không sử dụng và tải toàn bộ những tài liệu tham khảo của mình lên thư viện Zotero trong một lần. Bắt đầu làm tài liệu tham khảo ngay từ đầu quá trình nghiên cứu sẽ giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt sự nhầm lẫn. Bạn sẽ không muốn mình quên mất nơi đã tìm thấy một thông tin nào đó hữu ích rồi lại mất thời gian tìm kiếm trong lịch sử duyệt web đúng không. Hoặc tệ hơn, quên không trích dẫn một nguồn nào đó và bài viết của bạn có thể bị nghi ngờ đạo văn.
Tiến hành nghiên cứu cùng Aralia Education
Aralia Education cung cấp nhiều lớp học nghiên cứu dành cho học sinh THCS và THPT, bao gồm nghiên cứu về tâm lý học, lịch sử, quan hệ quốc tế, kinh doanh và kinh tế học. Các giáo viên đầy kinh nghiệm của Aralia sẽ cung cấp sự hướng dẫn tận tâm, hỗ trợ học sinh trong các dự án nghiên cứu. Aralia Education mong muốn phát triển khả năng nghiên cứu của học sinh và giúp các em viết những bài nghiên cứu xuất sắc. Hãy tham gia vào chương trình nghiên cứu của Aralia để rèn luyện các kỹ năng quan trọng và chuẩn bị cho việc viết bài nghiên cứu ở các lớp học hiện tại, hay các cuộc thi nghiên cứu khác, và tất nhieên cả các bài nghiên cứu ở đại học!