+1 (603) 932 7897

info@aralia.com

MỤC LỤC

Cần Làm Gì Khi Bị Waitlisted Hoặc Deferred Trong Quá Trình Ứng Tuyển Đại Học Mỹ 

Khi nộp hồ sơ ứng tuyển các trường đại học Mỹ, ngoài thư trúng tuyển hoặc thư từ chối, trong nhiều trường hợp bạn có thể nhận được thư thông báo mình bị “Deferred” hoặc “Waitlisted”. Vậy những khái niệm này có ý nghĩa như thế nào? Liệu bạn có còn cơ hội trúng tuyển vào trường hay không? Bạn cần làm gì để nâng cao cơ hội trúng tuyển của mình? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Aralia.

Aralia kết nối học sinh Việt Nam với Giảng viên Trung học, Đại học Mỹ

Với các bạn học sinh có dự đinh du học Mỹ, làm quen với văn hóa và môi trường học tập tại Mỹ sẽ là kinh nghiệm quý giá hỗ trợ quá trình du học. Aralia cung cấp các khóa học với các giảng viên Mỹ hàng đầu giúp học sinh nâng cao hồ sơ học thuật ứng tuyển đại học Mỹ.
1. Waitlisted là gì?

Khi bạn nộp hồ sơ ứng tuyển vào kỳ tuyển sinh thông thường (Regular Decision), trong một số trường hợp, bạn sẽ nhận được thông báo “Waitlisted” từ trường. Điều này có nghĩa là hồ sơ của bạn được xếp vào danh sách chờ. Bạn sẽ phải đợi tới sau khi các học sinh trúng tuyển khác của trường đã đưa ra quyết định có nhập học hay không rồi nếu trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu trong năm đó thì hồ sơ của bạn mới được xem xét tiếp.

Sở dĩ các trường đại học Mỹ có danh sách chờ là bởi quá trình tuyển sinh đại học Mỹ cho phép các bạn học sinh có thể nộp nhiều trường và lựa chọn trường mình yêu thích nhất để đăng ký học. Khi các trường đại học Mỹ gửi thông báo trúng tuyển, họ khó có thể dự đoán số lượng chính xác học sinh trúng tuyển sẽ đăng ký nhập học tại trường là bao nhiêu. Chính vì vậy, mô hình waitlist ra đời để trong trường hợp trường vẫn còn chỉ tiêu tuyển sinh thì các bạn học sinh mong muốn được trở thành học sinh của trường nhưng có hồ sơ kém xuất sắc hơn những học sinh đã trúng tuyển vẫn còn cơ hội.

2. Deferred là gì?

Khác với Waitlisted, “Deferred” là trường hợp có thể xảy ra khi bạn nộp hồ sơ ứng tuyển trong kỳ tuyển sinh sớm của đại học Mỹ, thường diễn ra vào khoảng tháng 11 (sớm hơn hai tháng so với kỳ thông thường). “Deferred” có nghĩa là hồ sơ của bạn chưa đạt yêu cầu để được nhận trong kỳ tuyển sinh sớm và sẽ được đẩy xuống đánh giá cùng các hồ sơ khác ở kỳ tuyển sinh thông thường. Bạn sẽ nhận được kết quả tuyển sinh của mình cùng thời gian với các bạn học sinh ứng tuyển ở kỳ tuyển sinh thông thường.

Nhiều trường hợp, trường sẽ yêu cầu bạn bổ sung thêm các tài liệu như thư giới thiệu hay bảng điểm của học kỳ 1 năm lớp 12 để có thể đánh giá hồ sơ của bạn dễ dàng hơn trong kỳ tuyển sinh tiếp theo

3. Sự khác nhau giữa Deferred và Waitlisted?

Deferred thường chỉ xảy ra đối với các bạn học sinh tham gia các kỳ ứng tuyển sớm như Early Decision hay Early Admission và Waitlisted thường chỉ xuất hiện vào kỳ tuyển sinh thông thường. Nếu bạn đã từng bị Deferred từ đợt tuyển sinh sớm thì bạn vẫn có thể được xếp vào danh sách chờ ở kỳ tuyển sinh thông thường.

4. Cần làm gì khi bị Waitlisted hoặc Deferred?

Waitlisted hay Deferred là thông báo mà chắc chắn các bạn học sinh không mong muốn nhận được khi ứng tuyển đại học Mỹ. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là bạn vẫn có cơ hội trúng tuyển và được học tại ngôi trường mơ ước của mình. Dưới đây sẽ là hướng dẫn những việc cần làm sau khi bị Waitlisted hoặc Deferred để giúp bạn nâng cao khả năng trúng tuyển.

Cần làm gì khi hồ sơ bị Deferred

Khi nhận được thông báo này từ trường, điều đầu tiên bạn cần làm là cân nhắc xem mình có thực sự yêu thích trường đại học này và muốn tiếp tục tham gia ứng tuyển trong kỳ tuyển sinh thông thường hay không. Nếu bạn nhận được thông báo trúng tuyển từ trường đại học khác và đã đưa ra quyết định sẽ nhập học thì bạn chỉ cần viết thư gửi cho trường, thông báo rằng bạn đã có lựa chọn khác và sẽ không tiếp tục tham gia ứng tuyển.

Ngược lại, nếu đây là ngôi trường bạn vô cùng yêu thích và bạn vẫn muốn theo đuổi cơ hội trúng tuyển của mình thì bạn cần thực hiện những điều sau đây:

  • Kiểm tra lại hồ sơ ứng tuyển của bản thân: bạn nên xem lại hồ sơ của mình và cân nhắc xem có cách nào hay tài liệu nào bạn có thể nộp bổ sung để khiến hồ sơ của mình trở nên ấn tượng hơn.
  • Kiểm tra email thường xuyên để nắm bắt kịp thời các thông tin từ trường: Trong nhiều trường hợp, các trường đại học có thể trực tiếp yêu cầu bạn nộp bổ sung các tài liệu để hỗ trợ quá trình đánh giá hồ sơ của bạn như thư giới thiệu từ giáo viên. Bạn cần chú ý các thông báo từ trường để kịp thời bổ sung các thông tin cần thiết.
  • Viết thư thể hiện mong muốn được học tại trường: để thuyết phục trường đại học về sự yêu thích và mong muốn được học tại trường của bạn, bạn có thể viết Letter of Continued Interest để bổ sung vào hồ sơ của mình (hướng dẫn chi tiết sẽ có ở phần cuối bài viết).
  • Tìm kiếm thêm các lựa chọn khác: để mở rộng thêm nhiều cơ hội cho bản thân đề phòng trường hợp xấu nhất là bạn không được nhận thì bạn nên cân nhắc thêm các trường đại học khác để nộp hồ sơ vào kỳ tuyển sinh thông thường.

Cần làm gì khi hồ sơ bị Waitlisted

Điều đầu tiên bạn cần làm chính là đưa ra quyết định xem mình có muốn ở trong danh sách chờ của trường không hay bạn đã có lựa chọn phù hợp khác và quyết định không đợi cơ hội trúng tuyển từ trường. Trong trường hợp bạn đã lựa chọn trường khác, bạn cần viết thư gửi cho trường để thông báo về quyết định sẽ không ở trong danh sách chờ của mình. Ngược lại, nếu bạn quyết định sẽ chờ cơ hội trúng tuyển thì dưới đây là những điều bạn cần làm để tăng cơ hội của mình:

  • Gửi thư chấp nhận lời mời vào danh sách chờ: bạn cần gửi thư cho trường để thông báo rằng bạn đồng ý ở trong danh sách chờ.
  • Viết thư thể hiện mong muốn được học tại trường: để nâng cao cơ hội được nhận của mình, hãy thể hiện sự yêu thích và mong muốn được học tại trường của bạn thông qua Letter of Continued Interest.
  • Tập trung vào các hoạt động học thuật và giữ vững thành tích: vì trường sẽ có thêm thời gian để cân nhắc hồ sơ của bạn nên bạn vẫn cần đảm bảo việc học tập trên trường diễn ra tốt và điểm số của bạn vẫn được duy trì
  • Đăng ký nhập học tại một trường đại học khác: để đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra, bạn nên ghi danh tại một trường đại học phù hợp khác và thực hiện các bước nhập học theo hướng dẫn trong quá trình chờ kết quả từ trường mà bạn đang ở trong danh sách chờ
  • Thông báo về việc đăng ký nhập học của mình với trường bạn đang ở trong danh sách chờ: theo hướng dẫn từ US News, bạn cũng nên thông báo với trường bạn đang Waitlist rằng bạn đã đăng ký nhập học tại một trường đại học khác để đề phòng trường hợp bạn không được nhận khi có kết quả từ danh sách chờ
  • Chuẩn bị sẵn sàng để đưa ra quyết định ngay sau khi có kết quả: khi bạn ở trong danh sách chờ đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được thông báo kết quả cuối cùng muộn hơn khá nhiều nên bạn cần chuẩn bị mọi giấy tờ cũng như nắm rõ các thủ tục cần thiết để kịp thời đăng ký nhập học vào trường mà bạn lựa chọn.

Chia sẻ từ sinh viên trúng tuyển Đại học Duke từ hồ sơ Waitlisted

Có rất nhiều bạn học sinh đã thành công trúng tuyển từ danh sách chờ, một trong số đó là trường hợp của một sinh viên Việt Nam đã nhận được học bổng toàn phần tại Đại học Duke từ danh sách Waitlist. Bạn sinh viên có chia sẻ rằng, đôi khi hồ sơ của các bạn học sinh ứng tuyển bị xếp vào danh sách chờ không phải vì hồ sơ chưa đủ xuất sắc mà còn bởi lý do tài chính của trường đại học. Nếu bạn cần nhiều hỗ trợ tài chính nhưng tại thời điểm đang xét hồ sơ, trường chưa có câu trả lời chắc chắn về việc có thể hỗ trợ tài chính cho bạn hay không thì hồ sơ của bạn có thể cũng bị xếp vào danh sách chờ. Chính vì vậy nên khi ở trong danh sách Waitlist các bạn học sinh không nên quá lo lắng hoặc căng thẳng mà nên tập trung dành thời gian xây dựng Letter of Continued Interest thật hiệu quả để tăng cơ hội trúng tuyển của mình.

Luyện Kỹ năng Academic Writing và Creative Writing cùng Giảng viên Mỹ

Kỹ năng viết tiếng Anh tốt sẽ không chỉ hỗ trợ quá trình viết luận du học mà còn là nền tảng cho chương trình học tại đại học Mỹ và quá trình thực tập, làm việc tại Mỹ của các bạn học sinh trong tương lai. Aralia cung cấp các khóa học chuyên sâu về kỹ năng viết với các giảng viên bản ngữ để giúp các bạn học sinh nâng cao khả năng và làm quen với văn hóa Mỹ.
5. Hướng dẫn cách viết Letter of Continued Interest hiệu quả

Letter of Continued Interest (LOCI) đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp hồ sơ của bạn trở nên nổi bật trong danh sách chờ và nâng cao tỷ lệ trúng tuyển. Trong Letter of Continued Interest, bạn cần thể hiện được những nội dung sau:

  • Một lần nữa nhấn mạnh sự yêu thích và mong muốn học tập tại trường
  • Làm nổi bật những thành tích mà bạn đạt được gần đây
  • Cho thấy sự phát triển và trưởng thành của bản thân

Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết từng bước về cách viết Letter of Continued Interest:

Bước 1: Bắt đầu bằng một phần mở đầu ấn tượng

Hãy mở đầu bức thư bằng cách bày tỏ lòng biết ơn vì đã có cơ hội được ở lại trong danh sách chờ. Sau đó, bạn hãy thể hiện rõ ràng sự yêu thích của bạn đối với trường và lý do tại sao trường vẫn là lựa chọn hàng đầu của bạn.

Ví dụ:

“Dear (tên của đại diện tuyển sinh),

I hope this letter finds you well. I wanted to take a moment to express my continued enthusiasm for (university) and share some exciting updates since I submitted my application.”

Bước 2: Chia sẻ những cập nhật mới về thành tích học thuật và ngoại khóa

Hội đồng tuyển sinh muốn biết điều gì đã thay đổi kể từ khi bạn nộp hồ sơ. Hãy tập trung vào những thành tích có thể làm nổi bật hồ sơ của bạn, chẳng hạn như: Điểm số được cải thiện Giải thưởng hoặc danh hiệu đạt được Vai trò lãnh đạo Tham gia hoạt động ngoại khóa Dự án, nghiên cứu hoặc thực tập mới

Ví dụ:

“Since my initial application, I’ve stepped into a leadership role as the president of my school’s Environmental Club. I led a campus-wide composting initiative that reduced waste by (blank)%, sparking meaningful conversations about sustainability. That experience strengthened my leadership skills and deepened my interest in environmental science, one of the many reasons I’m drawn to (university) and its (specific sustainability program or research opportunity).”

Nhiều trường đại học có hướng dẫn cụ thể về những tài liệu bổ sung mà họ chấp nhận từ các ứng viên bị Deferred hoặc Waitlisted. Ví dụ, một số trường khuyến khích nộp điểm số được cập nhật, điểm thi tiêu chuẩn mới hoặc thư giới thiệu bổ sung. Hãy chắc chắn kiểm tra trang web tuyển sinh của trường hoặc liên hệ trực tiếp để xác nhận những gì được phép gửi thêm. Một số trường, như Đại học Northeastern, khuyên các ứng viên bị Deferred nên nộp bảng điểm học kỳ đầu hoặc giữa năm, và tải lên thư LOCI hoặc tài liệu bổ sung thông qua cổng thông tin ứng tuyển.

Bước 3: Nhấn mạnh sự yêu thích và mong muốn học tại trường

Hội đồng tuyển sinh muốn biết tại sao trường của họ là lựa chọn phù hợp nhất với bạn và bạn sẽ đóng góp thế nào cho cộng đồng sinh viên của họ. Bạn có thể:

  • Đề cập đến các chương trình học thuật, giảng viên, hoặc sáng kiến trong trường phù hợp với mục tiêu của bạn.
  • Giải thích cách bạn hình dung bản thân sẽ phát triển tại trường.

Ví dụ:

“I recently completed an independent research project exploring the link between urban development and local biodiversity. After months of fieldwork and data analysis, I presented my findings at a regional science fair, earning second place in the environmental science category. I’m particularly excited about (university’s) commitment to undergraduate research and am eager to contribute to projects like (a relevant program or student organization).”

Bước 4: Kết thư bằng lời cảm ơn

Hãy kết thúc bức thư bằng cách nhấn mạnh mong muốn được nhập học và cam kết sẽ chấp nhận lời mời nhập học nếu được nhận. Cảm ơn phòng tuyển sinh vì đã dành thời gian và xem xét hồ sơ của bạn.

Ví dụ:

“If admitted, I would be thrilled to join the (university) community. Thank you for your time and consideration. Please let me know if there is any additional information I can provide to support my application.

Sincerely,

(Tên của bạn)”

Bạn có thể học hỏi thêm kinh nghiệm chia sẻ về LOCI của học sinh đã thành công trúng tuyển đại học Duke từ danh sách chờ tại đây.

6. Danh sách 10 trường đại học Mỹ có tỷ lệ chấp nhận học sinh từ danh sách Waitlist cao nhất

Mỗi trường đại học tại Mỹ sẽ có những chính sách khác nhau từ danh sách chờ. Tìm hiểu về tỷ lệ trúng tuyển từ danh sách chờ của các trường đại học sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch và đưa ra lựa chọn trường phù hợp nhất cho bản thân.

Theo thông tin từ US News, dưới đây là 10 trường đại học nằm trong top đầu các trường đại học quốc gia Hoa Kỳ có tỷ lệ sinh viên trúng tuyển từ danh sách chờ cao nhất:

Xếp hạng theo US News

Trường Đại học

Tỷ lệ trúng tuyển từ Waitlist

17

Đại học bang California, Berkeley

24.7%

15

Đại học bang California, Los Angeles

11.9%

29

Đại học bang California, San Diego

13.5%

33

Đại học bang California, Davis

40.3%

39

Đại học bang California, Santa Barbara 

56.8%

39

Đại học bang Wisconsin, Madison

61.4%

46

Đại học bang Washington

72.4%

51

Đại học Case Western Reserve

14.4%

58

Đại học bang Massachusetts, Amherst

25.7%

58

Đại học Stony Brook

88%

Bị Deferred hay Waitlisted không có nghĩa là bạn không còn cơ hội được học tập tại các trường đại học mà mình yêu thích. Hãy giữ hy vọng và chuẩn bị một Letter of Continued Interest thật ấn tượng để nâng cơ hội trúng tuyển của mình. Aralia chúc bạn nhiều may mắn!

Đọc thêm:

Tác Giả
Trang là cựu sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Northeastern với bằng cử nhân về Quản trị Kinh doanh. Xuất thân từ Việt Nam, Trang có sự hiểu biết sâu sắc về những thách thức đặc biệt mà sinh viên quốc tế phải đối mặt khi theo đuổi giáo dục đại học tại Hoa Kỳ. Với kinh nghiệm trực tiếp trong quá trình nộp đơn vào đại học, cuộc sống học tập và hòa nhập xã hội, Trang muốn giúp đỡ các sinh viên quốc tế khác thành công cả về mặt học thuật lẫn xã hội.

Tags:

Đăng ký tư vấn và nhận thêm thông tin về lớp học
Mọi người đều đọc
Đăng ký tư vấn và nhận thêm thông tin về lớp học
Scroll to Top
Aralia students are 4x more likely to win prizes in top-tier competitions

We pair you with award-winning teachers to prepare for your competition of choice, ensuring you receive the best support.

Nâng Cao Điểm AP Trong Một Học Kỳ

Các giảng viên của chúng tôi bao gồm những giáo viên trung học và đại học dày dạn kinh nghiệm với hơn 20 năm trong nghề, nhiều người trong số họ là giám khảo chấm thi AP và đã từng giảng dạy tại các trường nội trú danh tiếng. Hãy tham gia cùng chúng tôi để cải thiện thành tích AP!